Ảnh mới
Theo TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (Sức khỏe & Đời sống)
Triệu chứng 1: Ngực lớn
Đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú dù không phổ biến. Bất kỳ khối lớn nào mới có trong khu vực vú của một người đàn ông đều cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ xác định một số dấu hiệu đáng lo ngại khác liên quan đến vú mà nam cũng như nữ cần phải lưu ý, bao gồm:
- Da lún xuống hoặc nhăn.
- Núm vú co rút.
- Da bị đỏ hoặc có vảy ở núm vú hoặc da ngực.
- Dịch ra từ núm vú.
Triệu chứng 2: đau
Khi có tuổi, người ta thường phàn nàn mệt mỏi và đau đớn tăng. Nhưng đau mơ hồ, có thể là một triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư. Hầu hết những người than đau không nghĩ là do ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bất cứ đau dai dẳng nào cũng cần đi khám bệnh để kiểm tra. Các bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận, biết thêm các chi tiết, và sau đó quyết định xem tiếp tục kiểm tra tiếp có cần thiết không. Nếu không phải là ung thư, bạn vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc đi khám bệnh. Bởi vì các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây đau và đưa ra điều trị thích hợp cho bạn.
Triệu chứng 3: Các thay đổi ở tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới độ tuổi từ 20 - 39. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo đàn ông nên được kiểm tra tinh hoàn như là một phần của kiểm tra sức khỏe thường quy liên quan đến ung thư. Một số bác sĩ cũng đề nghị nên tự kiểm tra hàng tháng.
Bất kỳ sự thay đổi về kích thước của tinh hoàn, chẳng hạn như sự tăng trưởng hay co rút nên có một mối quan tâm.
Ngoài ra, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu sưng nào, hoặc cảm giác nặng nề trong bìu.
Bác sĩ cần kiểm tra tinh hoàn và đánh giá tổng thể sức khỏe của bạn. Nếu nghi ngờ ung thư, xét nghiệm máu có thể được chỉ định. Bạn cũng có thể có một cuộc kiểm tra siêu âm bìu của bạn, và bác sĩ có thể quyết định sinh thiết.
Triệu chứng 4: Thay đổi ở các hạch
Nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - nó có thể là một lý do để quan tâm. BS. Hannah Linden (trường y Đại học tổng hợp Washington) nói: “Nếu bạn có một hạch bạch huyết càng ngày càng lớn hơn, và thời gian này dài hơn một tháng, hãy đi khám bệnh”.
Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và xác định bất kỳ vấn đề nào liên quan có thể giải thích sự lớn lên của hạch bạch huyết, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nếu không bị nhiễm trùng, bác sĩ thường sẽ sinh thiết.
Triệu chứng 5: Sốt
Nếu bạn bị sốt không rõ nguyên nhân, nó có thể do ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư sẽ gây sốt tại một số thời điểm. Thường, sốt xảy ra sau khi ung thư đã lan từ vị trí ban đầu của nó và xâm chiếm một phần khác của cơ thể. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sốt cũng có thể được gây ra bởi bệnh ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu.
Triệu chứng 6: Sụt cân không cố ý
Giảm cân bất ngờ là một mối lo ngại. Nếu một người đàn ông mất hơn 10% trọng lượng cơ thể của mình trong một khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng, nên đi khám bệnh ngay.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể, hỏi bạn những câu hỏi về chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn, và hỏi về các triệu chứng khác. Dựa trên thông tin đó, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm cần thiết khác.
Triệu chứng 7: Đau cồn cào vùng bụng và trầm cảm
Bất kỳ đàn ông (hay đàn bà), bị đau ở bụng và cảm thấy trầm cảm cần phải đi kiểm tra sức khỏe. Các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và ung thư tuyến tụy. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tuyến tụy có thể bao gồm vàng da, thay đổi màu phân - thường là màu xám - nước tiểu màu sậm. Cũng có thể xảy ra.ngứa toàn thân.
Hãy yêu cầu bác sĩ khám cẩn thận và làm bệnh án cho bạn. Các bác sĩ nên làm các xét nghiệm như siêu âm, CT-Scan hoặc cả hai cũng như các xét nghiệm khác.
Triệu chứng 8: Mệt
Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ khác có thể chỉ ra ung thư ở nam giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác cũng có thể gây ra mệt mỏi. Giống như sốt, mệt mỏi có thể bị sau khi ung thư đã phát triển. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nó cũng có thể xảy ra khi bắt đầu bị các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng, hoặc ung thư dạ dày.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bạn không hết mệt với nghỉ ngơi, hãy đi khám bệnh.
Triệu chứng 9: Ho dai dẳng
Loại trừ ho do cảm lạnh, cúm, và các bệnh dị ứng, đôi khi do một tác dụng phụ của thuốc, ho kéo dài - được định nghĩa là kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần - hoặc có thay đổi về ho thì không nên bỏ qua. Các kiểu ho này phải đi khám bệnh. Chúng có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc chúng có thể chỉ ra một số vấn đề khác như viêm phế quản mãn tính hoặc trào ngược acid.
Bác sĩ nên làm bệnh án cẩn thận, khám họng của bạn, nghe phổi của bạn, xác định chức năng của chúng với kiểm tra đo phế dung (spirometry), và nếu bạn là người hút thuốc, cần chụp X-quang.
Triệu chứng 10: Khó nuốt
Một số đàn ông có thể bị khó nuốt, nhưng sau đó bỏ qua nó. Theo thời gian, họ thay đổi chế độ ăn uống của họ với một chế độ ăn uống nhiều chất lỏng họ bắt đầu uống canh nhiều hơn nhưng nuốt khó, có thể là một dấu hiệu của một bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI), chẳng hạn như ung thư thực quản.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp khó khăn khi nuốt. Bác sĩ nên làm bệnh án cẩn thận và có thể cho bạn chụp X-quang có chất cản quang. Bác sĩ cũng có thể gửi cho bạn đến một chuyên gia về nội soi đường tiêu hóa trên để kiểm tra thực quản và đường tiêu hóa trên.
Triệu chứng 11: Các thay đổi ở da
Bạn nên cảnh giác không những thay đổi duy nhất ở nốt ruồi - một dấu hiệu nổi tiếng của ung thư da tiềm ẩn - mà còn các thay đổi sắc tố da, bác sĩ Mary Daly cho biết. Bác sĩ Daly là một bác sĩ chuyên khoa ung thư và là trưởng khoa di truyền học lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia.
Bác sĩ Daly cũng nói rằng đột nhiên phát triển chảy máu trên da của bạn hoặc bong da quá nhiều là lý do để đi khám bệnh. Thật khó để nói rằng bao lâu là quá lâu để thực hiện thay đổi ở da, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng không phải chờ đợi lâu hơn vài tuần.
Để tìm ra nguyên nhân gì gây ra những thay đổi da, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và thực hiện khám toàn thân cẩn thận. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.
Triệu chứng 12: Chảy máu nơi không nên có
Bất cứ lúc nào bạn thấy có máu đến từ một phần cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó trước, hãy đi gặp bác sĩ. Nếu bạn bắt đầu ho ra máu, khạc nhổ ra máu, có máu trong phân hoặc trong nước tiểu, bạn nên đi khám bệnh. Khi cho rằng máu trong phân chỉ đơn giản là từ bệnh trĩ là một sai lầm vì nó thể là ung thư ruột kết.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm như nội soi. Đây là một kiểm tra đại tràng bằng cách sử dụng một ống dài linh hoạt với một máy ảnh ở đầu ống. Mục đích của nội soi là để xác định bất kỳ dấu hiệu của ung thư hay tiền ung thư hoặc xác định bất kỳ nguyên nhân khác gây chảy máu.
Triệu chứng 13: Thay đổi ở miệng
Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với bất kỳ mảng trắng nào bên trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi của bạn. Những thay đổi này có thể cho thấy bạch sản, một khu vực tiền ung thư có thể xảy ra với các kích thích liên tục. Tình trạng này có thể tiến triển thành ung thư miệng.
Bạn nên báo cáo những thay đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận, kiểm tra các thay đổi, và sau đó quyết định những xét nghiệm có thể là cần thiết khác.
Triệu chứng 14: Các vấn đề đường tiểu
Như người đàn ông có tuổi, vấn đề tiết niệu trở nên thường xuyên hơn.
Những vấn đề này bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
- Cảm giác mắc tiểu cấp bách.
- Một cảm giác không tiểu hết.
- Không thể để bắt đầu tiểu.
- Nước tiểu rò rỉ khi cười hoặc ho.
- Một sự suy yếu của dòng nước tiểu.
Tuy nhiên, một khi bạn nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng kỹ thuật số, để biết tuyến tiền liệt có bị lớn lên không hoặc có các nốt không. Tuyến tiền liệt thường to ra khi người nam có tuổi. Nó thường do một điều kiện không phải ung thư gây ra được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hoặc BPH (benign prostatic hyperplasia). Khi cần thiết, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm khác.
Triệu chứng 15: Khó tiêu
Nhiều người đàn ông, đặc biệt là khi họ lớn tuổi, họ nghĩ bị “cơn đau tim” khi họ bị khó tiêu. Nhưng khó tiêu dai dẳng có thể là ung thư thực quản, cổ họng, hoặc dạ dày. Khó tiêu dai dẳng hoặc xấu đi phải được báo cáo với bác sĩ của bạn.
Bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận và đặt câu hỏi về các giai đoạn khó tiêu.
Dựa trên lịch sử bệnh và câu trả lời của bạn cho các câu hỏi, các bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết.
Theo TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (Sức khỏe & Đời sống)
Xơ
vữa mạch máu là bệnh có thể dễ phòng ngừa nếu phương án dự phòng được
thực hiện không chỉ đúng lúc, mà càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa, muốn
bảo vệ mạch máu để giảm bớt gánh nặng cho trái tim thì biện pháp phòng
bệnh cần được tiến hành liên tục sao cho các yếu tố gây xơ vữa mạch máu
không tìm được cơ hội thuận tiện.
Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài.Khoảng một nửa số người tiểu đường tử vong vì bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân…) do đó bên cạnh việc điều chỉnh đường máu tốt, khắc phục và loại trừ các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể tách rời với điều trị tiểu đường.
so vo mach mau Xơ vữa mạch máu
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch chính, mục tiêu cần đạt:
(Theo khuyến cáo của Hội tiểu đường Pháp)
– Huyết áp : < 130/80 mmHg
– Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/l.
– LDL – Cholesterol : < 2,5 mmol/l.
– HDL – Cholesterol : > 1,2 mmol/l.
– Triglyceride : < 1,7 mmol/l.
– Tập thể dục thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Đường máu ổn định tốt: HbA1c < 6,5%.
– Tránh béo phì.
Một số biểu hiện của bệnh lý mạch máu:
Thiếu máu cơ tim: người tiểu đường mắc bệnh nhiều gấp 2 – 3 lần người không tiểu đường. Bệnh nguy hiểm vì nhiều khi không có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực và lan ra cánh tay, quai hàm vì người tiểu đường hay có tổn thương thần kinh nên không nhận cảm được cảm giác này. Cần phải nghĩ đến thiếu máu cơ tim khi có các triệu chứng sau đây nếu chúng xuất hiện đột ngột và không giải thích được:
+ Rối loạn tiêu hóa và có thể đau thượng vị.
+ Khó thở khi gắng sức.
+ Mệt nhọc, đặc biệt khi gắng sức.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Rối loạn cân bằng đường máu không lý giải được căn nguyên.
+ Tụt huyết áp.
Chẩn đoán sớm: đo điện tim hàng năm dù không có triệu chứng.
Chẩn đoán khi nghi ngờ: làm lại điện tim, so sánh với các lần trước, siêu âm tim gắng sức, nghiệm pháp gắng sức, ghi hình tim phóng xạ, chụp mạch vành.
Điều trị: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Pháp đồ điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim – mạch.
Tai biến mạch máu não: chủ yếu là tắc mạch nhỏ, chảy máu não ít gặp hơn ở người tiểu đường.
Triệu chứng điển hình là liệt nửa người, liệt mặt…
Nhưng nhiều khi bệnh biểu hiện sớm với các triệu chứng thoáng qua từ vài phút đến < 1 ngày: đang cầm gì đó bị rơi, khó điều khiển được tay cầm bát đũa, bước hụt, bại chân, chóng mặt, ngã không bị mất ý thức, hoặc khó nói, điếc thoáng qua.
Trong lúc bị tai biến mạch máu não, huyết áp có thể tăng vọt lên cao bù trừ, lúc này nếu dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh (dạng viên ngậm Adalat) rất nguy hiểm vì làm tai biến nặng lên. Huyết áp lúc này 170-180/90-100 mmHg không có gì là đáng ngại.
Chẩn đoán: Nếu nghi ngờ nên đến viện chụp cắt lớp sọ não có thể thấy được tổn thương.
Điều trị: theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ thần kinh.
Lưu ý: các thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bảo vệ tế bào não không được chứng minh có tác dụng thậm chí có hại.
Biến chứng viêm tắc mạch máu xuống chân gây thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện: chuột rút, đi lại thấy đau bắp chân, đùi, khi nghỉ hết đau, da chân trở nên mỏng, màu tái, lạnh bàn chân, móng chân dày, không bắt được mạch ở chân khi khám.
– Chẩn đoán: siêu âm mạch máu, chụp mạch máu.
Ths, Bs Nguyễn Huy Cường
Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài.Khoảng một nửa số người tiểu đường tử vong vì bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân…) do đó bên cạnh việc điều chỉnh đường máu tốt, khắc phục và loại trừ các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể tách rời với điều trị tiểu đường.
so vo mach mau Xơ vữa mạch máu |
so vo mach mau Xơ vữa mạch máu
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch chính, mục tiêu cần đạt:
(Theo khuyến cáo của Hội tiểu đường Pháp)
– Huyết áp : < 130/80 mmHg
– Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/l.
– LDL – Cholesterol : < 2,5 mmol/l.
– HDL – Cholesterol : > 1,2 mmol/l.
– Triglyceride : < 1,7 mmol/l.
– Tập thể dục thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Đường máu ổn định tốt: HbA1c < 6,5%.
– Tránh béo phì.
Một số biểu hiện của bệnh lý mạch máu:
Thiếu máu cơ tim: người tiểu đường mắc bệnh nhiều gấp 2 – 3 lần người không tiểu đường. Bệnh nguy hiểm vì nhiều khi không có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực và lan ra cánh tay, quai hàm vì người tiểu đường hay có tổn thương thần kinh nên không nhận cảm được cảm giác này. Cần phải nghĩ đến thiếu máu cơ tim khi có các triệu chứng sau đây nếu chúng xuất hiện đột ngột và không giải thích được:
+ Rối loạn tiêu hóa và có thể đau thượng vị.
+ Khó thở khi gắng sức.
+ Mệt nhọc, đặc biệt khi gắng sức.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Rối loạn cân bằng đường máu không lý giải được căn nguyên.
+ Tụt huyết áp.
Chẩn đoán sớm: đo điện tim hàng năm dù không có triệu chứng.
Chẩn đoán khi nghi ngờ: làm lại điện tim, so sánh với các lần trước, siêu âm tim gắng sức, nghiệm pháp gắng sức, ghi hình tim phóng xạ, chụp mạch vành.
Điều trị: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Pháp đồ điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim – mạch.
Tai biến mạch máu não: chủ yếu là tắc mạch nhỏ, chảy máu não ít gặp hơn ở người tiểu đường.
Triệu chứng điển hình là liệt nửa người, liệt mặt…
Nhưng nhiều khi bệnh biểu hiện sớm với các triệu chứng thoáng qua từ vài phút đến < 1 ngày: đang cầm gì đó bị rơi, khó điều khiển được tay cầm bát đũa, bước hụt, bại chân, chóng mặt, ngã không bị mất ý thức, hoặc khó nói, điếc thoáng qua.
Trong lúc bị tai biến mạch máu não, huyết áp có thể tăng vọt lên cao bù trừ, lúc này nếu dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh (dạng viên ngậm Adalat) rất nguy hiểm vì làm tai biến nặng lên. Huyết áp lúc này 170-180/90-100 mmHg không có gì là đáng ngại.
Chẩn đoán: Nếu nghi ngờ nên đến viện chụp cắt lớp sọ não có thể thấy được tổn thương.
Điều trị: theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ thần kinh.
Lưu ý: các thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bảo vệ tế bào não không được chứng minh có tác dụng thậm chí có hại.
Biến chứng viêm tắc mạch máu xuống chân gây thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện: chuột rút, đi lại thấy đau bắp chân, đùi, khi nghỉ hết đau, da chân trở nên mỏng, màu tái, lạnh bàn chân, móng chân dày, không bắt được mạch ở chân khi khám.
– Chẩn đoán: siêu âm mạch máu, chụp mạch máu.
Ths, Bs Nguyễn Huy Cường
Không
có một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường nào chung cả, vì còn
phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: người béo hay gầy, lao động thể lực hoặc
không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế
của từng bệnh nhân.
dinh duong cho benh tieu duong Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Điều trị bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
PGS.TS Tạ Văn Bình – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, chăm sóc và điều trị cho tất cả những người mắc tiểu đường bằng dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
Giữ hàm lượng đường glucoza trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng là việc tối quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40 g/ngày.
Chế độ ăn nên tuân theo quy tắc chung như sau:
Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng.
Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).
Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn muộn. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối).
Bác sĩ Trần Quang Khánh, Bộ môn Nội tiết (Đại học Y dược TP.HCM) cho biết thêm nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Đặc biệt cần chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn và sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân có tiêm insulin.
Một số loại trái cây có thể dùng
Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) và có thể dùng được.
Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.
Tuy nhiên, khi ăn trái cây, nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
Ngoài ra, vẫn có thể uống sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường.
Việc ăn một cốc sữa chua không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành.
Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người tiểu đường. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương).Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì… Chi tiết về chế độ ăn cho người bị tiểu đường tham khảo bài viết Bị bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào ?
dinh duong cho benh tieu duong |
dinh duong cho benh tieu duong Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Điều trị bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
PGS.TS Tạ Văn Bình – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, chăm sóc và điều trị cho tất cả những người mắc tiểu đường bằng dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
Giữ hàm lượng đường glucoza trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng là việc tối quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40 g/ngày.
Chế độ ăn nên tuân theo quy tắc chung như sau:
Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng.
Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).
Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn muộn. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối).
Bác sĩ Trần Quang Khánh, Bộ môn Nội tiết (Đại học Y dược TP.HCM) cho biết thêm nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Đặc biệt cần chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn và sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân có tiêm insulin.
Một số loại trái cây có thể dùng
Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) và có thể dùng được.
Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.
Tuy nhiên, khi ăn trái cây, nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
Ngoài ra, vẫn có thể uống sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường.
Việc ăn một cốc sữa chua không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành.
Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người tiểu đường. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương).Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì… Chi tiết về chế độ ăn cho người bị tiểu đường tham khảo bài viết Bị bệnh tiểu đường nên ăn như thế nào ?
Người
bình thường tập thể dục, vận động nhiều để tăng sức khỏe, giảm cẳng
thẳng trong công việc, cuộc sống. Nhưng với người bị tiểu đường thì tập
thể dục không những kiểm soát đường huyết mà còn kiểm soát các yếu tố
nguy cơ gia tăng biến chứng về sau.
Khoa học đã chứng minh rằng: Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.
Con số ước tính: 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Cần một chế độ tập luyện đúng cách và thường xuyên:
- Trước hết Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động đặc biệt dành riêng cho từng người.
- Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn (như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao….)
nguoi tieu duong nen tap luyen deu dan Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
- Cần chú ý kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động để đánh giá.
- Với chỉ số đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu, hoặc đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và không được vận động mạnh
Theo các chuyên gia về tiểu đường, họ khuyên nếu thường xuyên vận động sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dưới đây cho những người bị bệnh tiểu đường:
- Đầu tiên, nó giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.
- Sau đó nó làm tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.
- Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.
- Tập luyện đều đặn có thể cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
- Một tác dụng khác là làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Do đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.
- Tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.
- Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn. Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày.
- Cần kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Tóm lại, các bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ tập luyện phù hợp với từng người, từng lứa tuổi, sức chịu đựng, cân nặng….Tuy nhiên, khoa học đã thống kê lại rằng thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.
Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện thật hiệu quả và an toàn.
Khoa học đã chứng minh rằng: Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.
Con số ước tính: 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Cần một chế độ tập luyện đúng cách và thường xuyên:
- Trước hết Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động đặc biệt dành riêng cho từng người.
- Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn (như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao….)
đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao |
- Cần chú ý kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động để đánh giá.
- Với chỉ số đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu, hoặc đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và không được vận động mạnh
Theo các chuyên gia về tiểu đường, họ khuyên nếu thường xuyên vận động sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dưới đây cho những người bị bệnh tiểu đường:
- Đầu tiên, nó giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.
- Sau đó nó làm tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.
- Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.
- Tập luyện đều đặn có thể cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
- Một tác dụng khác là làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Do đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.
- Tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.
- Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn. Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày.
- Cần kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Tóm lại, các bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ tập luyện phù hợp với từng người, từng lứa tuổi, sức chịu đựng, cân nặng….Tuy nhiên, khoa học đã thống kê lại rằng thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.
Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện thật hiệu quả và an toàn.
Có
nhiều nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở trẻ em, tuy nhiên mới đây một
nghiên cứu của các nhà khoa học từ Anh, Phần Lan cho hay, trẻ dễ phát
triển bệnh tiểu đường vào thời gian mùa đông, con số này đang gia tăng
tại các nước phát triển vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý điều này.
Trẻ em mắc tiểu đường vào mùa đông gia tăng
Để có thể hiểu rõ tiểu đường ở trẻ em, chúng ta cần biết tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh ra bất kỳ insulin nào và bệnh này thường xuất hiện trước tuổi 40. Trong khi đó, cần phân biệt với tiểu đường loại 2, là một dạng cũng khá phổ biến khi cơ thể trở nên ít nhạy cảm với hormone.
Theo đó, các nhà khoa học tin rằng sự biến đổi lượng đường trong máu trong suốt những tháng lạnh hoặc số các bệnh lây nhiễm xuất hiện vào mùa đông cũng có mối liên quan nào đó. Họ còn chỉ ra rằng, thường thì các bé trai lại dễ bị phát triển bệnh theo điều kiện và theo mùa.
Với các trẻ nhỏ, vào các tháng mùa đông, rất dễ gặp loại tiểu đường tuýp 1, một dạng của tiểu đường khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
Đó là một minh chứng cụ thể, qua đó để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát với 31.000 trẻ em ở 105 trung tâm điều trị thuộc 53 quốc gia. Sau nghiên cứu, họ đánh giá mối quan hệ giữa mùa với bệnh tật hiện lên rõ ràng ở 42 trung tâm điều trị.
Kết luận cho hay, ở những trung tâm này các ca trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường tăng lên đáng kể vào thời gian mùa đông. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí Tiểu đường. Trong bài này còn đề cập trẻ em trên 5 tuổi và các bé trai có nguy cơ nhiều hơn.
Bà Elena Moltchanova, một nhà thống kê của viện Sức khỏe quốc gia ở Helsinki, người dẫn đầu nghiên cứu cho hay “Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại bệnh có thể được coi là theo mùa. Vì sự biến đổi về mùa cũng làm thay đổi lượng đường glucose và insulin trong máu”
Điều này có thể giải thích là do vào mùa đông mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn và lại ít vận động, trong khi mùa hè, chúng ta còn có các ngày nghỉ và nhiều cơ hội hoạt động ngoài trời
“Các kết quả của những nghiên cứu trước cũng đã đề cập đến bệnh tiểu đường, nhưng kết quả này giúp chúng tôi nhận ra nhiều điều, đặc biệt là hiểu được tại sao bệnh tiểu đường loại 1 phát triển”. Tiến sĩ Victoria King từ Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường của Anh nhận xét
Những thống kê cho thấy, hiện tại ở Anh có hơn 2 triệu người bị tiểu đường loại 2, nguyên nhân chủ yếu do béo phì và khoảng 250.000 người bị tiểu đường loại 1. Các chuyên gia dự đoán số trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Âu bị bệnh tiểu đường loại 1 cũng sẽ tăng gấp đôi từ năm 2005 đến 2020 nếu các em không có chế độ ăn uống và vận động hợp lý trong thời gian mùa đông.
Trẻ em mắc tiểu đường |
Trẻ em mắc tiểu đường vào mùa đông gia tăng
Để có thể hiểu rõ tiểu đường ở trẻ em, chúng ta cần biết tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh ra bất kỳ insulin nào và bệnh này thường xuất hiện trước tuổi 40. Trong khi đó, cần phân biệt với tiểu đường loại 2, là một dạng cũng khá phổ biến khi cơ thể trở nên ít nhạy cảm với hormone.
Theo đó, các nhà khoa học tin rằng sự biến đổi lượng đường trong máu trong suốt những tháng lạnh hoặc số các bệnh lây nhiễm xuất hiện vào mùa đông cũng có mối liên quan nào đó. Họ còn chỉ ra rằng, thường thì các bé trai lại dễ bị phát triển bệnh theo điều kiện và theo mùa.
Với các trẻ nhỏ, vào các tháng mùa đông, rất dễ gặp loại tiểu đường tuýp 1, một dạng của tiểu đường khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
Đó là một minh chứng cụ thể, qua đó để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát với 31.000 trẻ em ở 105 trung tâm điều trị thuộc 53 quốc gia. Sau nghiên cứu, họ đánh giá mối quan hệ giữa mùa với bệnh tật hiện lên rõ ràng ở 42 trung tâm điều trị.
Kết luận cho hay, ở những trung tâm này các ca trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường tăng lên đáng kể vào thời gian mùa đông. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí Tiểu đường. Trong bài này còn đề cập trẻ em trên 5 tuổi và các bé trai có nguy cơ nhiều hơn.
Bà Elena Moltchanova, một nhà thống kê của viện Sức khỏe quốc gia ở Helsinki, người dẫn đầu nghiên cứu cho hay “Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại bệnh có thể được coi là theo mùa. Vì sự biến đổi về mùa cũng làm thay đổi lượng đường glucose và insulin trong máu”
Điều này có thể giải thích là do vào mùa đông mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn và lại ít vận động, trong khi mùa hè, chúng ta còn có các ngày nghỉ và nhiều cơ hội hoạt động ngoài trời
“Các kết quả của những nghiên cứu trước cũng đã đề cập đến bệnh tiểu đường, nhưng kết quả này giúp chúng tôi nhận ra nhiều điều, đặc biệt là hiểu được tại sao bệnh tiểu đường loại 1 phát triển”. Tiến sĩ Victoria King từ Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường của Anh nhận xét
Những thống kê cho thấy, hiện tại ở Anh có hơn 2 triệu người bị tiểu đường loại 2, nguyên nhân chủ yếu do béo phì và khoảng 250.000 người bị tiểu đường loại 1. Các chuyên gia dự đoán số trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Âu bị bệnh tiểu đường loại 1 cũng sẽ tăng gấp đôi từ năm 2005 đến 2020 nếu các em không có chế độ ăn uống và vận động hợp lý trong thời gian mùa đông.
Một
báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí dược New England đã nói
rằng căn bệnh tiểu đường có thể được cải thiện bởi một phương pháp điều
trị mới của con người.benh tieu duong 300x199 Phương pháp mới trong điều trị bênh tiểu đường
Bệnh tiểu đường
khi các bệnh nhân được áp dụng các phương pháp điều trị theo kiểu đặt ra các mục tiêu mang tính tham vọng nhiều, thì nó cũng đồng nghĩa với họ có thể giữ được mức cholesterol và lượng đường trong máu ở mức thấp hơn những bệnh nhân khác.
Theo lời bác sỹ Caren G. Solomon, thì khi nghiên cứu này mới bắt đầu, thì các bác sỹ cũng không nghĩ rằng họ sẽ áp dụng phương pháp hơi kỳ cục này cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó mọi chuyện đã thay đổi. Hiệp hội về căn bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) đã có kế hoạch tiến hành thực hiện phương pháp này trên các nhóm bệnh nhân.
Theo phương pháp này, các bệnh nhân được điều trị tập trung theo các nhóm, có cả các bác sỹ, y tá và các chuyên gia về dinh dưỡng. Tất cả đều tập trung cho bệnh nhân hướng đến những liệu pháp điều trị, cả về dược phẩm và cách sống khoẻ mạnh: như là các chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Đối lập với phương pháp này, các bệnh nhân không điều trị theo phương pháp này thì chỉ đến gặp bác sỹ đẻ tư vấn theo định kỳ.Tất cả các bệnh nhân nằm trong nhóm điều trị mới đều là những người có tỷ lệ rất cao về căn bệnh tim mạch và đèu có lượng albumin trong nước tiểu. Các bệnh nhân này được tiếp nhận một loại thuốc có dạng như chất ức chế ACE và các loại thuốc khác phù hợp với từng loại bệnh của các bệnh nhân.
Bác sỹ Oluf Pedersen, người theo đuổi nghiên cứu này nói rằng: các bệnh nhân không thuộc nhóm điều trị theo phương pháp mới sẽ chỉ nhận ACE nếu họ có những vấn đề về cao huyết áp. Các loại thuốc khác nhằm ức chế tỷ lệ cholesterol và huyết áp khác cũng được cung cấp, nhưng không thường xuyên và với liều thấp hơn so với nhóm bệnh nhân điều trị theo phương pháp mới.
Ông Pedersen nói: “”Trên thực tế, khi bạn được cung cấp nhiều thuốc hơn, có nghĩa là những hy vọng của bạn và thái độ tích cực chữa chạy của bạn cũng thay đổi theo”". Trong số 160 bệnh nhân điều trị theo phương pháp mới thì có tới 80 người, có nghĩa là 50% bệnh nhân, đã có những chuyển biến tích cực hơn so với các bệnh nhân khác.
Bác sỹ Solomon nói rằng phương pháp mới này vẫn còn có những rào cản nào đó đối với các bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bác sỹ Solomon nói: “”Liệu pháp này thực sự khá đắt tiền. Tuy nhiên, nó sẽ giúp cho quá trình điều trị được rút ngắn đáng kể, điều này sẽ có ý nghĩa giảm chi phí hơn đối với các phương pháp điều trị lâu dài như trước kia”".
Phương pháp mới trong điều trị bênh tiểu đường |
Bệnh tiểu đường
khi các bệnh nhân được áp dụng các phương pháp điều trị theo kiểu đặt ra các mục tiêu mang tính tham vọng nhiều, thì nó cũng đồng nghĩa với họ có thể giữ được mức cholesterol và lượng đường trong máu ở mức thấp hơn những bệnh nhân khác.
Theo lời bác sỹ Caren G. Solomon, thì khi nghiên cứu này mới bắt đầu, thì các bác sỹ cũng không nghĩ rằng họ sẽ áp dụng phương pháp hơi kỳ cục này cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó mọi chuyện đã thay đổi. Hiệp hội về căn bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) đã có kế hoạch tiến hành thực hiện phương pháp này trên các nhóm bệnh nhân.
Theo phương pháp này, các bệnh nhân được điều trị tập trung theo các nhóm, có cả các bác sỹ, y tá và các chuyên gia về dinh dưỡng. Tất cả đều tập trung cho bệnh nhân hướng đến những liệu pháp điều trị, cả về dược phẩm và cách sống khoẻ mạnh: như là các chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Đối lập với phương pháp này, các bệnh nhân không điều trị theo phương pháp này thì chỉ đến gặp bác sỹ đẻ tư vấn theo định kỳ.Tất cả các bệnh nhân nằm trong nhóm điều trị mới đều là những người có tỷ lệ rất cao về căn bệnh tim mạch và đèu có lượng albumin trong nước tiểu. Các bệnh nhân này được tiếp nhận một loại thuốc có dạng như chất ức chế ACE và các loại thuốc khác phù hợp với từng loại bệnh của các bệnh nhân.
Bác sỹ Oluf Pedersen, người theo đuổi nghiên cứu này nói rằng: các bệnh nhân không thuộc nhóm điều trị theo phương pháp mới sẽ chỉ nhận ACE nếu họ có những vấn đề về cao huyết áp. Các loại thuốc khác nhằm ức chế tỷ lệ cholesterol và huyết áp khác cũng được cung cấp, nhưng không thường xuyên và với liều thấp hơn so với nhóm bệnh nhân điều trị theo phương pháp mới.
Ông Pedersen nói: “”Trên thực tế, khi bạn được cung cấp nhiều thuốc hơn, có nghĩa là những hy vọng của bạn và thái độ tích cực chữa chạy của bạn cũng thay đổi theo”". Trong số 160 bệnh nhân điều trị theo phương pháp mới thì có tới 80 người, có nghĩa là 50% bệnh nhân, đã có những chuyển biến tích cực hơn so với các bệnh nhân khác.
Bác sỹ Solomon nói rằng phương pháp mới này vẫn còn có những rào cản nào đó đối với các bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bác sỹ Solomon nói: “”Liệu pháp này thực sự khá đắt tiền. Tuy nhiên, nó sẽ giúp cho quá trình điều trị được rút ngắn đáng kể, điều này sẽ có ý nghĩa giảm chi phí hơn đối với các phương pháp điều trị lâu dài như trước kia”".
Bệnh
tiểu đường biểu hiện qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu bệnh lý kinh điển như thường được mô tả theo
kiểu 3 nhiều – ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều – thì sẽ bỏ sót nhiều
trường hợp tiểu đường. vì khi bước vào thế kỷ 21, căn bệnh này đã biến
thể nên ít khi xuất hiện với hình ảnh bệnh lý lớp lang thứ tự như trong
sách vở.
Nếu
chỉ dựa trên đặc tính một thời của bệnh tiểu đường là người bệnh càng
lúc càng khát nước, càng gầy mòn, đến độ thầy thuốc Đông y đặt tên cho
căn bệnh này là chứng tiêu khát, thì càng dễ lầm vì nhiều người mắc bệnh
tiểu đường tuy có thể uống nước nhiều hơn bình thường nhưng không hề ốm
o, mà trái lại, béo phì! Khó hơn nữa cho việc chẩn đoán là tiểu đường
trong nhiều trường hợp lại biểu lộ một cách âm ỉ với các triệu chứng
đánh lạc hẳn hướng định bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi,
thay đổi cá tính…, khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian do điều trị không
đúng hướng. Do đó, không lạ gì những trường hợp phát hiện bệnh quá trễ
do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Nếu không thể trông cậy vào tiêu chí chủ quan, cách tốt nhất là tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.
Như thế, nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn không có đường trong nước tiểu nếu đường huyết tuy tăng cao nhưng dưới 160mg. Thử đường trong nước tiểu tuy là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoại trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương tiện xét nghiệm nào khác.
Nếu theo định nghĩa, tiểu đường là bệnh lý do tăng lượng đường trong máu thì biện pháp cơ bản để xác minh căn bệnh này là phương pháp đo đường huyết. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80-110mg. Cần lưu ý là nhiều phòng xét nghiệm áp dụng một đơn vị đo lường khác là mol (1 mol tương đương 1,8mg). Như thế, gọi là nghi ngờ bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu cao hơn 120mg hay 65 mol. Cho đến nay, đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc bụng đói vẫn là phương pháp phổ biến. Phương pháp này tuy vậy không có giá trị tuyệt đối, vì:
- Chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Không thể khẳng định bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường khi trị số xét nghiệm trong định mức bình thường nếu chỉ thử máu theo kiểu xuân thu nhị kỳ, vì không ai dám quả quyết là lượng đường trong máu hôm qua cũng bình thường!
- Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường, dù người thử máu chưa bị bệnh tiểu đường- có thể do nhịn đói suốt đêm trước, lo lắng suốt đêm hay ngày hôm trước đã dùng thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết.
Do đó, không thể dựa vào kết quả của một lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán một cách hời hợt. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu.
Trong trường hợp nghi ngờ, cũng như để giảm tối đa độ ngờ của kỹ thuật xét nghiệm, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về định mức bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Đường huyết càng cao sau bữa ăn và càng chậm trở về trị số bình thường cho thấy bệnh tiểu đường càng nặng.
Bên cạnh đó, còn một số xét nghiệm đặc hiệu, như HbA1C có độ chính xác không chỉ hơn nhiều lần phương pháp đo đường huyết trong tĩnh mạch mà còn thể hiện mức độ ổn định của đường huyết trong nhiều tuần trước thời điểm xét nghiệm. Trị số bệnh lý của HbA1C càng cao chứng tỏ đường huyết đã dao động rất nhiều trong thời gian trước đó. Nếu thầy thuốc quên, bệnh nhân nên cố nhớ để mạnh dạn yêu cầu nhà điều trị tiến hành thử nghiệm này nhằm có cái nhìn trung thực về diễn biến của bệnh tình thay vì tự “ru ngủ” với một vài kết quả xét nghiệm may mắn trong định mức bình thường.
Nói chung, phát hiện bệnh tiểu đường với phương tiện chẩn đoán hiện nay không khó, trừ khi: Không ít thầy thuốc bỏ sót căn bệnh này mỗi khi khám bệnh vì chưa đánh giá đúng mức mối nguy của bệnh tiểu đường; rất nhiều người bệnh cố tình tránh né sự thật, từ chối tầm soát với suy nghĩ thà không biết thì thôi. Tiểu đường vì thế vẫn còn là căn bệnh nặng!
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường |
Nếu không thể trông cậy vào tiêu chí chủ quan, cách tốt nhất là tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.
Như thế, nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn không có đường trong nước tiểu nếu đường huyết tuy tăng cao nhưng dưới 160mg. Thử đường trong nước tiểu tuy là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoại trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương tiện xét nghiệm nào khác.
Nếu theo định nghĩa, tiểu đường là bệnh lý do tăng lượng đường trong máu thì biện pháp cơ bản để xác minh căn bệnh này là phương pháp đo đường huyết. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80-110mg. Cần lưu ý là nhiều phòng xét nghiệm áp dụng một đơn vị đo lường khác là mol (1 mol tương đương 1,8mg). Như thế, gọi là nghi ngờ bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu cao hơn 120mg hay 65 mol. Cho đến nay, đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc bụng đói vẫn là phương pháp phổ biến. Phương pháp này tuy vậy không có giá trị tuyệt đối, vì:
- Chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Không thể khẳng định bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường khi trị số xét nghiệm trong định mức bình thường nếu chỉ thử máu theo kiểu xuân thu nhị kỳ, vì không ai dám quả quyết là lượng đường trong máu hôm qua cũng bình thường!
- Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường, dù người thử máu chưa bị bệnh tiểu đường- có thể do nhịn đói suốt đêm trước, lo lắng suốt đêm hay ngày hôm trước đã dùng thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết.
Do đó, không thể dựa vào kết quả của một lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán một cách hời hợt. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu.
Trong trường hợp nghi ngờ, cũng như để giảm tối đa độ ngờ của kỹ thuật xét nghiệm, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về định mức bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Đường huyết càng cao sau bữa ăn và càng chậm trở về trị số bình thường cho thấy bệnh tiểu đường càng nặng.
Bên cạnh đó, còn một số xét nghiệm đặc hiệu, như HbA1C có độ chính xác không chỉ hơn nhiều lần phương pháp đo đường huyết trong tĩnh mạch mà còn thể hiện mức độ ổn định của đường huyết trong nhiều tuần trước thời điểm xét nghiệm. Trị số bệnh lý của HbA1C càng cao chứng tỏ đường huyết đã dao động rất nhiều trong thời gian trước đó. Nếu thầy thuốc quên, bệnh nhân nên cố nhớ để mạnh dạn yêu cầu nhà điều trị tiến hành thử nghiệm này nhằm có cái nhìn trung thực về diễn biến của bệnh tình thay vì tự “ru ngủ” với một vài kết quả xét nghiệm may mắn trong định mức bình thường.
Nói chung, phát hiện bệnh tiểu đường với phương tiện chẩn đoán hiện nay không khó, trừ khi: Không ít thầy thuốc bỏ sót căn bệnh này mỗi khi khám bệnh vì chưa đánh giá đúng mức mối nguy của bệnh tiểu đường; rất nhiều người bệnh cố tình tránh né sự thật, từ chối tầm soát với suy nghĩ thà không biết thì thôi. Tiểu đường vì thế vẫn còn là căn bệnh nặng!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)