Xơ vữa mạch máu

Lượt xem: Lượt bình luận:
vào lúc
Xơ vữa mạch máu là bệnh có thể dễ phòng ngừa nếu phương án dự phòng được thực hiện không chỉ đúng lúc, mà càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa, muốn bảo vệ mạch máu để giảm bớt gánh nặng cho trái tim thì biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành liên tục sao cho các yếu tố gây xơ vữa mạch máu không tìm được cơ hội thuận tiện.

Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài.Khoảng một nửa số người tiểu đường tử vong vì bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân…) do đó bên cạnh việc điều chỉnh đường máu tốt, khắc phục và loại trừ các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể tách rời với điều trị tiểu đường.

xo-vua-mach-mau
 so vo mach mau Xơ vữa mạch máu

so vo mach mau Xơ vữa mạch máu
Một số yếu tố nguy cơ tim mạch chính, mục tiêu cần đạt:

(Theo khuyến cáo của Hội tiểu đường Pháp)
– Huyết áp : < 130/80 mmHg
– Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/l.
– LDL – Cholesterol : < 2,5 mmol/l.
– HDL – Cholesterol : > 1,2 mmol/l.
– Triglyceride : < 1,7 mmol/l.
– Tập thể dục thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Đường máu ổn định tốt: HbA1c < 6,5%.
– Tránh béo phì.
Một số biểu hiện của bệnh lý mạch máu:

Thiếu máu cơ tim: người tiểu đường mắc bệnh nhiều gấp 2 – 3 lần người không tiểu đường. Bệnh nguy hiểm vì nhiều khi không có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực và lan ra cánh tay, quai hàm vì người tiểu đường hay có tổn thương thần kinh nên không nhận cảm được cảm giác này. Cần phải nghĩ đến thiếu máu cơ tim khi có các triệu chứng sau đây nếu chúng xuất hiện đột ngột và không giải thích được:
+ Rối loạn tiêu hóa và có thể đau thượng vị.
+ Khó thở khi gắng sức.
+ Mệt nhọc, đặc biệt khi gắng sức.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Rối loạn cân bằng đường máu không lý giải được căn nguyên.
+ Tụt huyết áp.
Chẩn đoán sớm: đo điện tim hàng năm dù không có triệu chứng.
Chẩn đoán khi nghi ngờ: làm lại điện tim, so sánh với các lần trước, siêu âm tim gắng sức, nghiệm pháp gắng sức, ghi hình tim phóng xạ, chụp mạch vành.
Điều trị: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Pháp đồ điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim – mạch.

Tai biến mạch máu não: chủ yếu là tắc mạch nhỏ, chảy máu não ít gặp hơn ở người tiểu đường.
Triệu chứng điển hình là liệt nửa người, liệt mặt…
Nhưng nhiều khi bệnh biểu hiện sớm với các triệu chứng thoáng qua từ vài phút đến < 1 ngày: đang cầm gì đó bị rơi, khó điều khiển được tay cầm bát đũa, bước hụt, bại chân, chóng mặt, ngã không bị mất ý thức, hoặc khó nói, điếc thoáng qua.
Trong lúc bị tai biến mạch máu não, huyết áp có thể tăng vọt lên cao bù trừ, lúc này nếu dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh (dạng viên ngậm Adalat) rất nguy hiểm vì làm tai biến nặng lên. Huyết áp lúc này 170-180/90-100 mmHg không có gì là đáng ngại.
Chẩn đoán: Nếu nghi ngờ nên đến viện chụp cắt lớp sọ não có thể thấy được tổn thương.
Điều trị: theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ thần kinh.
Lưu ý: các thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bảo vệ tế bào não không được chứng minh có tác dụng thậm chí có hại.

Biến chứng viêm tắc mạch máu xuống chân gây thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện: chuột rút, đi lại thấy đau bắp chân, đùi, khi nghỉ hết đau, da chân trở nên mỏng, màu tái, lạnh bàn chân, móng chân dày, không bắt được mạch ở chân khi khám.
– Chẩn đoán: siêu âm mạch máu, chụp mạch máu.

Ths, Bs Nguyễn Huy Cường


Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

Ủng hộ Fapfapvn nhé bạn ^^

Đinh Công Thành Blog