Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường Bệnh tiểu Đường

Lượt xem: Lượt bình luận:
vào lúc
Người bình thường tập thể dục, vận động nhiều để tăng sức khỏe, giảm cẳng thẳng trong công việc, cuộc sống. Nhưng với người bị tiểu đường thì tập thể dục không những kiểm soát đường huyết mà còn kiểm soát các yếu tố nguy cơ gia tăng biến chứng về sau.
Khoa học đã chứng minh rằng: Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.

Con số ước tính: 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Cần một chế độ tập luyện đúng cách và thường xuyên:


- Trước hết Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động đặc biệt dành riêng cho từng người.

- Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn (như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao….)

che-do-tap-luyen-cho-benh-nhan-tieu-duong
đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao
nguoi tieu duong nen tap luyen deu dan Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

- Cần chú ý kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động để đánh giá.

- Với chỉ số đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu, hoặc đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và không được vận động mạnh

Theo các chuyên gia về tiểu đường, họ khuyên nếu thường xuyên vận động sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dưới đây cho những người bị bệnh tiểu đường:

- Đầu tiên, nó giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.

- Sau đó nó làm tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.

- Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.

- Tập luyện đều đặn có thể cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.

- Một tác dụng khác là làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Do đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.

- Tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.

- Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn. Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày.

- Cần kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.

 Tóm lại, các bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ tập luyện phù hợp với từng người, từng lứa tuổi, sức chịu đựng, cân nặng….Tuy nhiên, khoa học đã thống kê lại rằng thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.

Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện thật hiệu quả và an toàn.



Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

Ủng hộ Fapfapvn nhé bạn ^^

Đinh Công Thành Blog